2020 là năm nhuận, nghĩa là tháng 2 có 29 ngày, hay còn gọi là ngày nhuận, chu kỳ này 4 năm mới quay lại một lần. Vậy tại sao lại có ngày nhuận? Tại sao năm nhuận lại có 366 ngày? Cách tính ngày, tháng, năm nhuận như thế nào? Hãy bỏ chút thời gian theo dõi bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngày, tháng, năm nhuận.

Tại sao lại có ngày nhuận?

Theo dương lịch thì một năm sẽ có 365 ngày và 12 tháng. Tháng 2 chỉ có 28 ngày. Sau 4 năm tháng 2 này sẽ xuất hiện thêm 1 ngày. Nghĩa là tháng 2 sẽ có đến 29 ngày và ngày này được gọi là ngày nhuận. Lý do có ngày nhuận có thể được hiểu như sau:

Dương lịch được tính theo thời gian của Trái Đất quay xung quan mặt trời hết 365 ngày và 6 giờ. Đủ 4 năm thời gian dư ra là 6 x 4 = 24 giờ = 1 ngày. Đây được gọi là ngày nhuận. Ngày nhuận được lựa chọn vào tháng 2 nên cứ 4 năm tháng 2 sẽ có thêm 1 ngày là ngày 29. Chính vì vậy, 1 năm bình thường có 365 ngày nhưng vào năm nhuận sẽ có 366 ngày. Đó cũng là lý do vì sao năm nhuận lại có 366 ngày.

Ngày nhuận dương lịch là ngày 29 tháng 2

Hình ảnh: Ngày nhuận dương lịch là ngày 29 tháng 2

Tính ngày, tháng và năm nhuận như thế nào?

Năm nhuận được chia thành năm nhuận dương lịch và năm nhuận âm lịch.

1.1 Năm nhuận dương lịch

Là lịch tính theo thời gian quay của Trái Đất quanh Mặt Trời như đã nói phía trên. Chỉ cần lấy năm dương lịch chia hết cho 4, thì năm đó là năm nhuận.

* Ví dụ: Năm 2020 ; 4 = 505 dư 0. Vậy năm 2020 là năm nhuận dương lịch và có thêm một ngày 29 tháng 02.

* Lưu ý: Đối với với các năm tròn thế kỷ như 2100, 2200, 2300,… để xác định có phải là năm nhuận không thì các năm đó phải chia hết cho 400. Năm nhuận dương lịch chỉ có ngày nhuận.

1.2 Năm nhuận âm lịch

Là lịch được tính theo thời gian quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Một năm âm lịch có 354 ngày. Một tháng âm lịch trung bình có 29,5 ngày. Nó ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Và cứ mỗi 3 năm sẽ dư ra 33 ngày, hơn 1 tháng. Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng và không sai lệch với thời tiết của 4 mùa. Nhằm muốn năm dương lịch và âm lịch không sai nhau nhiều cứ 3 năm âm lịch phải có thêm 1 tháng, gọi là tháng nhuận. Trong năm âm lịch này sẽ có 2 tháng lặp lại và có tổng 13 tháng.

Mặt trăng quay quanh trái đất và cách tính năm nhuận âm lịch

Hình ảnh: Mặt trăng quay quanh trái đất và cách tính năm nhuận âm lịch

Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với dương lịch. Nên cứ 19 năm lại có 1 lần cách 2 năm thêm 1 tháng nhuận nữa. Như vậy trong 19 năm có 235 tháng âm lịch và 228 tháng dương lịch. Cách nhau 7 tháng, gọi là 7 tháng nhuận. Các tháng này được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm. Đấy là lý do tại sao không có ngày nhuận trong năm âm lịch.

Cách tính năm nhuận âm lịch:

Lấy số năm dương lịch chi cho 19, nếu số dư là 1 trong các số 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó có tháng nhuận.

* Ví dụ: Năm 2020 : 9 = 106 dư 6. Năm này là năm nhuận âm lịch và có tháng nhuận. Năm 2020 nhuận tháng 4.

* Lưu ý: Về cách tính tháng nhuận liên quan đến các yếu tố “tiết” và “khí” trong các tháng của năm. Năm nhuận âm lịch không có ngày nhuận mà chỉ có tháng nhuận.

Kiến trúc KATA

BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế và thi công biệt thự đẹp:

Email: jsc.kata@gmail.com

Hotline: 0988 688 373 – 088 888 3363

5/5 - (2 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN





    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN



      VIDEO DỰ ÁN

      Xem thêm video những mẫu nhà đẹp và đẳng cấp
      Đăng ký