Hiện nay tồn tại hai nhóm thước chính, đó là thước kỹ thuật và thước tín ngưỡng (hay còn gọi là thước lỗ ban). Thước lỗ ban khá phức tạp bởi có rất nhiều loại với quan niệm và cách dùng thước lỗ ban cũng khác nhau. Hiện nay có 3 loại thước lỗ ban phổ biến gồm: thước đo kích thước rỗng thông thuỷ (52,2 cm), đo kích thước đặc dương trạch (42,9 cm), (các chi tiết của nhà những đồ vật nội thất) và kích thước âm trạch (38,8 cm). Các loại thước lỗ ban nói trên có cung bậc được xác định một cách nghiêm ngặt và nó đòi hỏi người sử dụng phải hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng thước lỗ ban của từng loại thước vào thực tế, tuyệt đối không được dùng lẫn lộn. Sau đây, Kiến trúc Kata xin được giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin cần thiết trong cách dùng thước lỗ ban, mời quý bạn đọc cùng tham khảo:

1. Cách dùng thước lỗ ban – Đo thông thuỷ hay phủ bì?

*** Cách dùng thước lỗ ban – Kích thước thông thủy:

Kích thước thông thủy là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành xây dựng, là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của không gian kiến trúc, xây dựng. Nói nôm na  “thông thủy” có nghĩa là nơi dòng nước chảy qua. Vì thế khi đo đạc, người ta sẽ căn cứ vào kích thước khoảng trống – nơi mà luồng không khí đi qua để tính kích thước thông thủy

Mời bạn cùng tìm hiểu: Những ngôi biệt thự 2 tầng phong cách châu Âu hợp phong thủy gia đình bạn

Vì kích thước phong thuỷ áp dụng cho nội khí, tức là phải đo các khoảng lọt lòng thông thuỷ cho khí đi qua, tức là đo khoảng trống (phần tĩnh ổn định) chứ không phải đo cánh cửa (phần mở mang tính động). Cụ thể là đo phần lọt lòng nhỏ nhất của khuôn bao, nhiều thợ hay gọi là lọt lòng gió. Về chiều cao, cần tính và đo khoảng lọt lòng từ sàn hoàn thiện đến phần thấp nhất của khuôn bao bên trên.

Cách dùng thước lỗ ban - Kích thước thông thủy

Hình ảnh: Cách dùng thước lỗ ban – Kích thước thông thủy

Những khung cửa không có cánh cũng đo phần lọt lòng nhỏ nhất và cố định như đã nêu trên. Đối với loại cửa vòm, chiều cao đo tính đến phần đỉnh vòm. Đối với cửa có phần lật hoặc cố định bên trên, kích thước phong thuỷ chỉ tính với phần khung có cánh mở được bên dưới. Cách tính này đảm bảo các bộ cửa đi theo ý đồ thẩm mỹ và tương quan với ngôi nhà, miễn phần mở để đi lại theo kích thước phong thuỷ, những phần chung quanh chỉ đóng vai trò như cửa sổ, lấy sáng và thông thoáng.

Cách dùng thước lỗ ban - Kích thước thông thủy và phủ bì của cửa

Hình ảnh: Cách dùng thước lỗ ban – Kích thước thông thủy và phủ bì của cửa

Kích thước phủ bì là kích thước tính từ mép ngoài cùng bên này tới mép ngoài cùng bên kia, nghĩa là bao gồm cả khung bao và kích thước lọt sáng. Phủ: nghĩa là trùm kín, đầy, bì tức là bao quát, nôm na nghĩa của 2 từ này là như vậy. Đo kích thước phủ bì như sau:

  • Đổi với vật hình khối: Đo chiều dài.
  • rộng cao;Mặt hình tròn: Đo đường kính ngoài.
  • Mặt hình ê-líp: Đo cả 2 đường kính.
  • Bàn: Đo chiều dài, rộng, và chiều cao từ mặt trên của bàn tới mặt nền nhà.
  • Giường: Đo chiều dài, rộng và chiều cao từ mặt nền đến mặt trên thành giường 2 bên và mặt trên thành giường 2 đầu.
  • Tủ: Đo chiều dài, rộng, cao kể cả chân.

2. Cách dùng thước lỗ ban – Nguên tắc áp dụng:

Trong cách dùng thước lỗ ban có ba nguyên tắc làm cơ sở cho việc áp dụng kích thước phong thuỷ trong xây cất, gồm: dương trạch khí, các cấp độ môn – táo – chủ, và nguyên tắc hình phễu.

Cách dùng thước lỗ ban: Nguyên tắc dương trạch khí: đảm bảo nạp khí và thoát khí, thông qua hệ thống cửa, tương quan cửa với toàn nhà. Tức là, con người sống trong môi trường thiên nhiên và nhân tạo, tìm kiếm kích thước hài hoà hợp lý phải căn cứ vào khoảng trống, ở phần rỗng chứ không phải là các phần đặc!

Cách dùng thước lỗ ban: Nguyên tắc môn – táo – chủ: ba cấp độ này cũng ưu tiên đi từ môn (kích thước hệ thống cửa) đến táo (kích thước bếp) và sau cùng là chủ (các kích thước liên quan đến chủ nhân) trong đó chủ yếu là môn (thước lỗ ban vốn được gọi là môn xích). Còn táo và chủ chỉ cần tương quan tỷ lệ và phù hợp nhân trắc là đủ. Ví dụ kích thước bệ bếp phải vừa tầm người sử dụng, dù có “kéo vào cung đỏ” mà cao quá hay thấp quá cũng đều hỏng.

Xem ngay: Những đồ nội thất trong nhà đem lại may mắn cho gia đình bạn

Cách dùng thước lỗ ban: Nguyên tắc hình phễu: để tàng phong tụ khí thì luôn cần hệ kích thước cửa đảm bảo nguyên tắc từ ngoài vào trong theo hình phễu thu dần vào. Cửa cổng phải rộng và cao hơn cửa chính, cửa chính cao rộng hơn cửa phòng, cửa phòng ngủ hơn cửa phòng vệ sinh. Nguyên tắc này đảm bảo cửa nơi đối ngoại đông người nên rộng hơn cửa phòng vốn chỉ dùng đối nội.

Riêng với hệ cửa sổ (song khẩu) thì tránh khấp khểnh thiên lệch so với cửa chính để đảm bảo tính cân bằng. Cửa đi dẫn truyền khí, thiên về vật chất, cửa sổ điều tiết khí và cảnh quan (trong nhìn ra – ngoài nhìn vào) thiên về tinh thần. Khi cửa đi đóng (ví dụ vào ban đêm) thì cửa sổ chính là nguồn điều tiết thông thoáng và tầm nhìn, do đó kích thước cửa sổ không bắt buộc phải theo thước lỗ ban mà quan trọng là tương quan cửa sổ đối với nhà hay phòng.

Trên đây là cách dùng thước lỗ ban và một số nguyên tắc trong cách dùng thước lỗ ban. Mong rằng quý bạn đọc có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về cách dùng thước lỗ ban trong thước lỗ ban trực tuyến để có được những kích thước lỗ ban đẹp, hợp phong thủy.

Kiến trúc Kata

BẠN ĐỌC QUAN TÂM

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về thiết kế kiến trúc nhà ở:

Email: jsc.kata@gmail.com

Hotline: 0988 688 373 – 088 888 3363

3/5 - (2 bình chọn)
3.7 3 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN





    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN



      VIDEO DỰ ÁN

      Xem thêm video những mẫu nhà đẹp và đẳng cấp
      Đăng ký